dich vu bao ve tai quan tan binh 11

Cuộc sống của người lính bảo vệ Gạc Ma ngày ấy

Sau 27 năm, cuộc đấu tranh bảo vệ đảo Gạc Ma (Trường Sa) 14-3-1988 giành thắng lợi, những người lính đã trở lại với cuộc sống bình thường và tiếp tục làm việc hằng ngày để kiếm sống, 27 năm đã trôi qua nhưng cuộc sống của nhiều cựu chiến binh trong cuộc đấu tranh bảo vệ Gạc Ma vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Cuộc sống của người lính bảo vệ Gạc Ma ngày ấy

 

Cuộc sống của người lính bảo vệ Gạc Ma ngày ấy

Hà Tĩnh và Quảng Bình là nơi có nhiều người lính đã tham gia cuộc chiến Gạc Ma ngày ấy nhiều nhất và đây cũng là nơi mà nhiều  chiến sĩ đã hi sinh trong cuộc chiến đấu để giữ gìn Gạc Ma.

Quay về với cuộc “Chiến tranh” cơm áo gạo tiền

Chúng tôi đến làng Tân Hội, xã Liêm Trạch (Quảng Bình) khi chỉ chưa đầy một tuần trước ngày kỷ niệm cuộc chiến Gạc Ma. Ngôi làng này là chỉ một vài chục ngôi nhà, nhưng có hơn 20 người tham gia lực lượng để bảo vệ Gạc Ma ngày ấy.

Chúng tôi, tìm đến nhà anh Nguyễn Bá Ngọc là cựu quân nhân của trận đánh Gạc Ma ngày ấy, nhà anh được đánh dấu với cách căng bao phủ bởi một tấm bạt trên mái nhà để tránh  sương gió. Gia đình anh thuộc diện nghèo khó trong thôn. Nhìn thấy chúng tôi anh chống tay đứng dậy với vẻ rất khó khăn (chắc cũng do vết thương trong chiến tranh để lại). Từ ngày sau khi trở về từ Gạc Ma anh bị đau thần kinh tọa nên chỉ ở nhà giúp vợ nuôi gà nuôi heo. Với nguồn thu nhập chính trong gia đình là việc đi vác lá bạch đàn thuê cho người ta, được trả công 100.000đ/ngày nên nhiều lúc cũng thấy buồn vì mọi chuyện gánh vác cho gia đình anh đành nhượng lại hết cho vợ.

Anh Ngọc có ba người con, con gái đầu là Nguyễn Thị Dương học xong 12 thi đậu cao đẳng sư phạm mầm non nhưng vì hoàn cảnh quá khó khăn nên Dương phải vào Bình Dương làm công nhân đẻ kiếm tiền nuôi bố mẹ, cũng như Dương là Nguyễn Đức Lương đứa con thứ của anh Ngọc học 12 xong thi đậu cao đẳng thể dục thể thao nhưng cũng không thể theo con đường học vấn vì hoàn cảnh gia đình nên đăng ký đi nghĩa vụ quân sự để đi theo một hướng khác. Với đứa con út thì anh Ngọc vẫn còn do dự con đường học vấn của cháu cũng vì gia đình quá nghèo, hiện cháu đang học 12.

Khác với anh Ngọc, trường hợp của anh Mai Xuân Hải đáng buồn hơn, anh Hải cũng là cựu quân nhân với anh Ngọc, cùng anh Ngọc tham gia trận gia đánh Gạc Ma ngày ấy, nhưng do bị thương quá nặng nên anh Hải chỉ nằm một chỗ đi lại khó khăn, không thể vận động nhiều để làm việc được. Mọi vấn đề lớn nhỏ trong nhà đề phụ thuộc vào chị Đinh Thị Diện là vợ anh, nhưng cũng không mấy khá giả hơn khi cuộc sống của gia đình cũng phụ thuộc vào đồng lương mà chị Diện đi vác bạch đàn thuê mỗi ngày. Được sự giúp đỡ và kêu gọi bởi một nhà báo hảo tâm nên năm 2013 gia đình anh Hải được cất mới một căn nhà nhưng sau khi cất nhà thì gia đình anh chị không thuộc khó khăn của xã nữa và chính vì thế mà cuộc sống của anh chị vẫn khó khăn như trước.

Anh Lê Hữu Thảo ở Hương Khê (Hà Tĩnh) là người lính Gạc Ma từng tự tay chôn cất trung úy Trần Văn Phương trên đảo Sinh Tồn sau trận chiến. Cuộc đời anh sau ngày giải ngũ cũng long đong lận đận không kém.

Trở về với hai bàn tay trắng, anh lang thang nay đây mai đó từ Bắc vào Nam làm thuê kiếm sống qua ngày. Khi thì đi làm công nhân xây dựng cầu đường ở miền Tây, hết việc anh lại lên Tây nguyên hái cà phê, cạo mủ cao su thuê. Rồi ra mỏ than Quảng Ninh làm công nhân bốc vác.

49 tuổi anh lại tay trắng trở về quê sống bằng nghề phụ hồ. Năm trước anh được hội nghĩa tình Hoàng Sa tặng 400 triệu đồng làm nhà. Anh dùng số tiền này để mua một miếng đất ở rìa thành phố Hà Tĩnh, số tiền còn lại anh dùng làm lộ phí đi khắp nước tìm lại tất cả đồng đội cũ ở Gạc Ma còn sống.

“Suốt gần một năm đi tìm, tui cũng gặp được mấy chục đồng đội từng sống chết với nhau trong trận Gạc Ma. Hóa ra nhiều anh em còn khổ hơn cả tui…” – anh Thảo chua xót.

Vào ngày 13/3, tại xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và UBND tỉnh Khánh Hòa đã long trọng tổ chức Lễ đặt đá xây dựng Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma nhằm ghi công và tri ân 64 chiến sĩ hải quân đã hy sinh trong cuộc hải chiến bảo vệ đảo Gạc Ma, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Cuộc sống của người lính bảo vệ Gạc Ma ngày ấy

Khu tưởng niệm có diện tích trên 2 hecta với nhiều hạng mục như tượng đài, bảo tàng, khu vực tham quan… nhằm tưởng nhớ 64 liệt sĩ đã hy sinh ngày 14/3/1988 trong trận chiến bảo vệ quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc; góp phần giáo dục, bồi đắp lòng yêu nước, ý chí bất khuất, quật cường của dân tộc Việt Nam; khẳng định đảo Gạc Ma nói riêng và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nói chung thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma được Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phát động xây dựng, thể theo nguyện vọng của thân nhân các anh hùng liệt sĩ hy sinh ở đảo Gạc Ma, đoàn viên công đoàn, ngư dân, cựu chiến binh và chiến sĩ hải quân, nhân dân Việt Nam… với ước muốn có một không gian thiêng liêng, để gia đình, thân nhân, đồng bào cả nước thăm viếng, tưởng niệm những chiến sĩ hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc. Qua đó, tri ân những quân nhân đã ngã xuống để bảo vệ đảo đá Gạc Ma, Trường Sa (1988); đồng thời, chia sẻ những mất mát, giảm bớt những khó khăn của cuộc sống với những gia đình liệt sĩ Trường Sa; vinh danh tinh thần yêu nước cháy bỏng và niềm tự hào dân tộc trường tồn của những con người bất tử đã đóng góp xương máu vì Tổ quốc thân yêu.

Kinh phí xây dựng Khu tưởng niệm được đầu tư từ nguồn đóng góp của tổ chức công đoàn và công nhân lao động cả nước; sự chung tay của các cơ quan, đơn vị, các nhà hảo tâm. Tính đến nay, tổng số tiền ủng hộ Ban Tổ chức nhận được là trên 17 tỷ đồng.

Tại buổi lễ, Tổng LĐLĐ Việt Nam kêu gọi công nhân viên chức, lao động cả nước, người dân quan tâm đến chương trình tiếp tục tham gia chương trình “Một viên gạch cho Gạc Ma” (một viên gạch tương đương với 20.000đ) hoặc tham gia nhắn tin với cú pháp “GM” gửi 1407 (mỗi một tin nhắn ủng hộ 14.000 đồng) để xây dựng Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma. Dự kiến công trình sẽ hoàn thành sau một năm thi công.

Khi biết tin khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma khởi công tại Khánh Hòa , anh Hải và anh Ngọc đều nói đó chính là mong mỏi đã lâu của họ. “Những anh em đã hi sinh tại Gạc Ma sẽ thấy ấm lòng” – anh Mai Xuân Hải nói.

Còn anh Lê Hữu Thảo thì nói rằng anh may mắn đã đi thăm lại được rất nhiều người lính Gạc Ma còn sống cũng như thăm gia đình những người lính hi sinh. Nhiều người trong số đó hiện sống rất khốn khó. Con cái lớn lên đi học nhưng không thể xin được việc làm phải đi làm thuê làm mướn qua ngày.

Nếu có thể hãy lo cho con cái của họ có một công việc mưu sinh để thay cha nuôi gia đình. “Một tượng đài xây lên để tưởng niệm những người đã ngã xuống là rất tốt. Nhưng tượng đài lớn nhất đối với những người lính Gạc Ma như chúng tôi chính là tượng đài trong lòng dân” – anh Thảo nói.

Lên trang đầu

Các bài viết liên quan

Lãnh án tù vì đâm bảo vệ tử vong

Ngày 29/12, báo Công an nhân dân đưa tin, TAND TP.Cần Thơ vừa xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Lê Phạm Bảo Thi (SN 1987, ngụ quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ) 16 năm tù giam về tội Giết người. Theo cáo trạng, ông Đ.N.H (43 tuổi), bảo vệ dân phố ở phường Bình…

Kết đắng cho kẻ máu lạnh giả tài xế Grab sát hại mẹ bạn gái

Ngày 29/12, báo Vietnamnet đưa tin, TAND tỉnh Đắk Lắk mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Long Thanh Tú (29 tuổi, trú tại quận Bình Thạnh, TP.HCM) 16 năm tù về tội Giết người. Hồ sơ cáo trạng thể hiện, năm 2017, Tú và và chị Trần Thị Huyền Tr….

Bắt kẻ lừa bán điện thoại “dởm”, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng

Ngày 29/12, thông tin từ Công an huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, đơn vị vừa bắt giữ đối tượng Đào Văn Duy (33 tuổi), trú tại quận Dương Kinh, TP.Hải Phòng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo thông tin từ CQĐT, ngày 20/12, Công an huyện Nghi Lộc tiếp nhận…

Chấn động Trung Quốc: Tấn công 14 người trên phố vì con mất, vợ bỏ đi

Theo thông tin mới nhất được đăng tải trên trang Global Times, nghi phạm tấn công 14 người ở thành phố Khai Nguyên, Liêu Ninh, Trung Quốc vào ngày 27/12 vừa qua được cho là có dấu hiệu của bệnh hoang tưởng. Đến ngày 29/12, cơ quan chức năng đã xác định được động cơ…

Phú Thọ: Bắt giữ đối tượng vận chuyển 50 kg pháo nổ

Vào hồi 20h10, ngày 28/12, tại khu vực phường Dữu Lâu (TP.Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) tổ công tác của Văn phòng cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Thọ đã phát hiện xe ô tô BKS 30V-6054 có biểu hiện nghi vấn.  Tiến hành kiểm tra, cơ quan công an bắt quả tang đối tượng Tô…

Nhóm thanh niên tổ chức sinh nhật bằng ma túy trong phòng trọ

Sáng 29/12, Công an TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đang hoàn tất hồ sơ xử lý nhóm thanh niên nam, nữ tổ chức sinh nhật bằng ma túy. Trước đó, ngày 17/12, nhân ngày sinh nhật, Nguyễn Văn Trạch, trú tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk đã mời nhóm bạn đến ăn nhậu…

Sắp xét xử đoàn thanh tra bộ Xây dựng “vòi” tiền doanh nghiệp ở Vĩnh Phúc

Ngày 29/12, báo Dân Trí đưa tin, TAND tỉnh Vĩnh Phúc dự kiến ngày 4/1/2021 tới đây sẽ  đưa vụ án Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, liên quan đến đoàn thanh tra bộ Xây dựng tại Vĩnh Phúc hồi tháng 6/2019. Tuy nhiên, phiên tòa sơ thẩm không ấn định…

Thiếu tiền hát karaoke, nhóm thanh niên đánh người, cướp điện thoại

Ngày 29/12, báo Dân Tríđưa tin, cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đang tạm giữ hình sự Moong Văn Hải (SN 2002, trú tại xã Hữu Khuông, Tương Dương, Nghệ An), Nguyễn Quốc Đạt (SN 2004, trú tại xã Diễn Hồng, Diễn Châu, Nghệ An) và…

Giả danh người của bộ Công an đến phòng CSGT xác minh nguồn gốc xe

Ngày 29/12, Zing đưa tin, Công an TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang vừa tiếp nhận và điều tra về một trường hợp giả danh cán bộ của bộ Công an. Theo thông tin ban đầu, chiều ngày 28/12, một người đàn ông tự xưng là Lý Quang Thái (SN 1979, trú tại Quận 6,…

Ngăn chặn nhóm thiếu niên cầm kiếm đi giải quyết mâu thuẫn

Chiều 24/12, tổ công tác Công an huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực khu công nghiệp cảng biển Hải Hà phát hiện một nhóm 6 thanh niên đang đứng tụ tập tại khu vực đầu đường đi vào công…

Bình luận